Phòng chống muỗi cho sự an toàn của trẻ sơ sinh
Mục lục
Phòng chống muỗi không chỉ cho trẻ sơ sinh mà cho tất cả mọi người. Như các bạn được biết trong nhiều bài viết trước của Việt Thống thì muỗi là loài côn trung cực kì nguy hiểm. Khi muỗi là trung gian của hàng chục loại bệnh truyền nhiễm khác nhau. Chính vì vậy mà việc ngăn ngừa muỗi gây hại cho con người là việc hết sức cần thiết. Vây muỗi nguy hiểm thế nào cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các phòng chống an toàn các loài muỗi liệu có đơn giản hay không? Cùng xem bài viết sau từ Việt Thống nhé các bạn.
Trẻ bị muỗi đốt có nguy hiểm hay không?
Muỗi là loài côn trùng nguy hiểm nói riêng và là một trong số nhiều loài côn trùng khác nói chung. Chúng gây hại cho con người từ mùa màng cho đến sức khoẻ. Và trẻ em hay trẻ sơ sinh do cơ địa đặc thù còn nhỏ, sức đề kháng kém nên rất dễ nhiễm bệnh truyền nhiễm. Và côn trùng chính là một con đường lây nhiễm bệnh hàng đầu của trẻ em. Trong đó, muỗi là một sát thủ thầm lặng nhưng cực kì nguy hiểm.
Việc phòng chống muỗi cần được đẩy lên tầm cao và quan trọng nhất. Chỉ khi đó, hiệu suất bảo vệ cho trẻ mới đạt được những điểm tốt nhất. Bảo vệ trẻ khỏi những nguồn cơn nguy hiểm chết người.
Những bệnh truyền từ muỗi:
– Sốt rét;
– Sốt xuất huyết;
– Kí sinh trùng máu;
– Nhiễm virus Zika;
– V.v…
>>> Tham khảo: Tuổi thọ của muỗi – Vòng đời và 4 giai đoạn phát triển của muỗi
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị muỗi đốt ( cắn )
Thông thường sau khi muỗi đốt trẻ sẽ xuất hiện những dấu hiệu nhận biết ngay lập tức. Những dấu hiệu nhận biết này giúp cho cha mẹ tìm được cách phòng chống muỗi sớm nhất. Cũng như thăm khám ngay cho trẻ nếu có những biểu hiện thất thường.
Những dấu hiệu của muỗi đốt:
– Ửng đỏ kích thích da to hoặc nhỏ ( tuỳ cơ địa );
– Sau 1-2 ngày chuyển sang thâm và trở lại da bình thường;
– Gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở trẻ;
Một số trường hợp trở nặng:
– Vết đốt mọng nước ngứa ngáy khó chịu;
– Bé ngãi gây trầy dẫn đến viêm nhiễm trùng da;
– Vết đốt lâu lành nếu bé ngãi bị trầy;
>>> Tham khảo: Mách bạn cách chống muỗi trong nhà hiệu quả
Phương pháp phòng chống muỗi
Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để phòng chống muỗi: Tác nhân sinh học, cải tạo môi trường, vật lý, hoá học.
1. Phương pháp sử dụng tác nhân sinh học
Hiện nay trên thế giới, giới khoa học đang khuyến khích người dân sử dụng các tác nhân sinh học. Vậy “Tác nhân sinh học là gì?“.
Đấy chính là sử dụng những “Thiên địch của muỗi” của muỗi nói riêng để tiêu diệt chúng.
– Sử dụng lươn nhỏ hoặc cá để tiêu diệt bọ gậy;
– Ấu trùng chuồn chuồn ăn bọ gây, chuồn chuồn trưởng thành bắt muỗi trong không trung;
– Nhện, bồ hóng, thạch sùng,…Tìm và ăn muỗi, ruồi,…
– Dơi bắt muỗi, ruồi, mối,…
Hiện nay trên thế giới còn sử dụng các loại muỗi đực đột biến gen hoặc muỗi đực không sinh sản được. Chủng muỗi đực này cạnh tranh với muỗi đực bình thường. Giảm đi tỉ lệ sinh sản của muỗi.
2. Phương pháp cải tạo môi trường
Công việc chủ yếu khi bạn sử dụng phương pháp này chính là làm vệ sinh và dọn dẹp. Chỉ có môi trường luôn luôn sạch sẽ và thông thoáng mới không là nơi lý tưởng cho muỗi sinh trưởng.
Đây được xem như biện pháp rẻ tiền và có khi là không tốn tiền. Nhưng hiệu quả mà nó mang lại cho việc phòng chống muỗi là cực kì cao.
– Dọn dẹp môi trường xung quanh: Loại bỏ bụi rậm, vật dụng chứa nước, làm thông thoáng mọi ngõ ngách,…
– Phát quang cây cối, loại bỏ những chỗ tối tăm ẩm thấp;
– Thay đổi dòng nước chảy, độ mặn của nước, lấp đất chỗ nước tù,…
>>> Tham khảo: Côn trùng xâm nhập và cách phòng tránh hiệu quả khi bạn đi ra ngoài
3. Phương pháp vật lý ( dụng cụ diệt muỗi )
Ở phương pháp này bạn sẽ sử dụng những dụng cụ diệt muỗi. Nó giúp trực tiếp tiêu diệt muỗi không cần thông qua những bước chuẩn bị khác.
– Đèn bẫy muỗi: Được sản xuất với ánh đèn là thứ ánh sáng thu hút muỗi và côn trùng. Thứ ánh sáng này sẽ thu hút côn trùng và muỗi bay về phí có ánh sáng phát ra. Lớp lưới mỏng với hiệu điện thế thấp sẽ tiêu diệt muỗi và côn trùng. Đối với cách này, bạn sẽ bảo vệ bên trong nhà và những nơi có trẻ em vì chúng sẽ rất an toàn do thiết kế.
– Vợt muỗi điện: Dụng cụ này được thiết kế tương tự như một chiếc vợt tennis. Với 2 lớp lưới bọc xung quanh một lớp lưới có chứa điện từ. Khi người dùng quạt vợt khiến muỗi hoặc côn trùng chạm vào bề mặt lưới. Tia điện sẽ phóng ra và tiêu diệt.
– Màn ngủ ( mùng ): Đây là phương pháp chủ động phòng tránh muỗi. Được sản xuất bằng một lớp lưới bằng sợi vải có mắt lưới rất nhỏ. Giúp cho người nằm bên trong không bị ngộp nhưng côn trùng và muỗi cũng không thể xâm nhập và đốt người.
– Cửa lưới tự cuốn chống muỗi: Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng loại cửa lưới chống muỗi này. Đây là loại cửa lưới tự cuốn vô cùng tiện lợi. Khi cần nó sẽ cung cấp cho bạn một lớp bảo vệ cực kì chắc chắn. Và khi không cần bạn sẽ lại có một khoản không gian thoáng đãng nhất.
4. Phương pháp hoá học
Cuối cùng là phương pháp sử dụng chất hoá học để diệt muỗi. Nó nằm cuối cùng vì phương pháp này không được khuyến khích sử dụng. Nó là phương pháp gây ra nhiều ảnh hưởng đến môi trường, vật nuôi và con người nhiều nhất hiện nay.
– Bình xịt côn trùng: Loại bình xịt này hiện đang được bày bán tại tất cả các cửa hàng và siêu thị. Có rất nhiều chủng loại và mẫu mã của bình xịt để bạn lựa chọn. Loại bình xịt này sử dụng các chế phẩm hoá học để tiêu diệt muỗi trong một phạm vi nhất định. Không có tác dụng lâu dài. Sản phẩm không khuyến khích sử dụng khi nhà có trẻ em và trẻ sơ sinh. Vì rất dễ xảy ra những ngộ độc dành cho trẻ.
– Kem bôi đuổi muỗi: Loại kem này chứa các tinh dầu và tinh chất tự nhiên cực kì khó chịu với muỗi cũng như côn trùng. Tuy nhiên, những tinh chất này lại cực kì tho và dễ chịu đối với chúng ta. Khi bôi lên da sẽ khiến muỗi khó chịu và tránh xa chúng ta. Nên cẩn thận với những đứa trẻ có tính dị ứng cao với các chất không tự nhiên nhé.
– Hoá chất phun xịt: Đây là loại hoá chất mà nhà nước thường phun định kì trong những thành phố và vùng quê. Giúp tiêu diệt hoàn toàn mỗi và các loại côn trùng có hại. Tuy nhiên, loại hoá chất này rất độc và bạn phải thật cẩn thận khi sử dụng. Nên để tránh xa trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Ngoài ra chúng ta còn có rất nhiều phương pháp khác để phòng chống muỗi hoặc diệt muỗi.
– Tẩm thuốc vào màn ( mùng ) để tránh muỗi tìm và theo lổ hổng chui vào.
– Phun tồn lưu là việc phun hoá chất trực tiếp lên vật dụng, tường,…Diệt muỗi hoàn toàn.
– Phun không gian được áp dụng phun xịt hoá chất vào toàn bộ không gian hở của ngôi nhà.
Phương pháp phòng chống muỗi đốt cho trẻ sơ sinh
Ngoài những phương pháp bên trên thì riêng với trẻ sơ sinh chúng ta có những phương pháp khác. Những phương pháp này khá đơn giản và bất cứ bậc cha mẹ nào cũng đều có thể thực hiện được.
– Mặc quần áo sáng màu cho trẻ ( màu tối thu hút muỗi và côn trùng );
– Hạn chế sử dụng hương thơm hoá học ( gây kích ứng da và dễ bị muỗi đốt );
– Tắm và vệ sinh cho trẻ hằng ngày;
– Cho trẻ ngủ màn mỗi ngày và bất cứ khi nào trẻ ngủ;
– Sử dụng kẹp chống muỗi cho trẻ;
– Kem chống muỗi nguồn gốc tự nhiên rất tốt cho trẻ mà không gây kích ứng da;
Với những thông tin được Việt Thống cung cấp bên trên. Bạn cũng nhận ra được những tác hại cực kì xấu của muỗi có thể gây ra đúng không nào. Vậy thì bạn cũng biết được công tác phòng chống muỗi là một công tác cực kì cần thiết và quan trọng. Hãy tiến hành phòng chống muỗi để bảo vệ trẻ em và cả những người trong gia đình của bạn. Việt Thống sẽ cung cấp nhiều bài viết về vấn đề này trong tương lại bạn nhé.