Tuổi thọ kiến – Thông tin đầy đủ về kiến – Cách phòng kiến hiệu quả
Mục lục
Tuổi thọ kiến là một đề tài chưa bao giờ hết “Hot” trong cuộc sống. Loài côn trùng bé nhỏ mà ta có thể gặp bất cứ nơi đâu trên trái đất này. Thế nhưng chúng ta lại không biết kiến sống được bao nhiêu ngày? Loài kiến vườn đen với tuổi thọ đến 15 năm nhưng loài kiến pha-ra-ông chỉ 4-12 tháng. Tại sao lại có sự khác biệt to lớn đến như thế? Cùng Việt Thống tìm hiểu mọi vấn đề với bài viết này các bạn nhé.
1. Xã hội loài kiến – 1 thực thể bao gồm triệu cá thể
Kiến là một loài côn trùng có tính xã hội rất cao. Loài côn trùng này có thể sống tập trung thành từng đàn lớn lên đến cả triệu con. Một khu vực rộng lớn đôi khi được bao phủ bởi nhiều đàn kiến lớn tạo nên một siêu tập đoàn kiến. Điểm nổi bật nhất của kiến là chúng hoạt động hàng triệu con như một thực thể duy nhất. Từ đó mà chúng còn được gọi là một siêu cơ quan.
Có lẽ bạn nghĩ với hàng triệu cá thể sinh sống với nhau thì không biết kiến có hoà thuận với nhau? Đúng là một đàn kiến có thể lên đến hàng triệu cá thể và có khi là hàng chục triệu cá thể. Nhưng từng cá thể lại rất hoà thuận với nhau và còn rất có tổ chức. Với từng cá thể và từng nhiệm vụ được giao cho chúng trong tổ.
Tuồi thọ kiến cao mà bạn sẽ được tìm hiểu ở phần sau. Bạn sẽ biết cách vì sao chúng có thể tổ chức được một hệ thống xã hội như vậy.
1.1 Cá thể kiến và nhiệm vụ trong tổ
1.1.1 Kiến chúa
Một đàn kiến có thể có hàng trăm ngàn, hàng triệu hoặc hàng chục triệu cá thể kiến. Tuy nhiên, chúng chỉ có duy nhất một con kiến chúa. Nhiệm vụ chính duy nhất của kiến chúa là sinh sản và phát triển dân số cho toàn thể tập đoàn kiến.
Chỉ sau 1 lần giao phối duy nhất trong cả vòng đời của mình. Kiến chúa bắt đầu làm tổ và sinh sản. Từ đó gầy dựng nên một đế chế, một tập đoàn kiến hùng mạnh.
Công việc của kiến chúa:
Kiến chúa chỉ có một công việc chính trong toàn bộ của đời của nó. Ăn và sinh sản để duy trì và phát triển đàn kiến.
1.1.2 Kiến lính
Kiến lính là một đội kiến có nhiệm vụ bảo vệ chiến đấu với kẻ thù và những kẻ xâm nhập bất hợp pháp. Chúng sẵn sàng tấn công và hy sinh bản thân để đảm bảo an toàn cho tổ của mình. Cũng như sẵn sàng tấn công bất cứ kẻ thù nào có hành động đe doạ các cá thể của tổ.
Công việc của kiến lính:
– Chiến đấu với kẻ thù hoặc kẻ xâm nhập
– Bảo vệ cho kiến chúa
– Bảo vệ cho kiến thợ đi kiếm thức ăn
– Bảo vệ tổ khỏi các loài săn mồi
1.1.3 Kiến thợ
Những chú kiến chúng ta thường thấy hằng ngày di chuyển liên tục. Chúng là những cá thể kiến thợ của một tổ kiến. Đây cũng là thành phần lao động chính kiếm ăn cho toàn bộ tổ. Có số lượng cá thể được xem là nhiều nhất của một tổ kiến.
Công việc kiến thợ:
– Chăm sóc kiến chúa
– Ấp trứng
– Chuyển trứng
– Nuôi kiến con
– Tìm kiếm thức ăn
– Đào đất xây tổ
– Canh gác tổ
Lưu ý: Toàn bộ kiến thợ đều là kiến cái. Tuy nhiên chúng lại không thể sinh sản được vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển hết.
1.2 Cách thức hoạt động của kiến
Một tổ chức với hàng triệu cá thể đã phức tạp. Nhưng với rất nhièu tổ chức kiến khác khi gặp nhau thì sao? Chúng sẽ phân biệt nhau như thế nào? Nếu không giải quyết được vấn đề này thì kiến đã không được xem như một siêu tập thể.
Từng có thể kiến sẽ tiết ra một loại hoá chất có mùi đặc trưng cho từng tổ kiến. Toàn bộ các thành viên của tổ sẽ nhận diện nhau thông qua mùi mà các thành viên khác tiết ra. Giúp cho chúng nhận biết từng thành viên và phân công tổ chức của toàn bộ tổ.
2. Thông tin về loài kiến
2.1 Sự tiến hoá của loài kiến
Theo những tài liệu tổng hợp từ sách, hệ thống sinh học các loài và wiki. Loài kiến bắt đầu tiến hoá từ giữa kỉ Phấn Trắng. Tức là chúng bắt đầu tiến hoá cách đây 130 – 180 triệu năm trước. Chúng đã trở thành một loài côn trùng thống trị bề mặt trái đất mạnh mẽ cách đây 60 triệu năm.
Các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều hoá thạch của loài kiến. Chúng là lớp trung gian giữa kiến và ong. Đây chính là tài liệu nghiên cứu tốt nhất về kiến và ong.
2.2 Cấu tạo cơ thể kiến
Kiến là một loài côn trùng thuộc họ cánh màng với cấu trúc cơ thể bao gồm 3 phần. Cơ thể của kiến gồm: Đầu – Ngực – Bụng. Chúng là một sự kết hợp hoàn hảo của các bộ phận trong việc sinh trường, di chuyển, kiếm ăn,…
2.2.1 Phần đầu kiến
Đầu của kiến có các bộ phận: 2 cần ăng ten, miệng, mắt, càng.
– Ăng ten: Chúng chuyển động liên tục nhằm định hướng và ngửi mùi trong không khí. Giúp chúng nhận biết được các thành viên trong tổ, tìm đường và tìm thức ăn. Tác dụng chủ yếu của ăng ten là: Cảm nhận mùi vị, nghe ngóng, nhân biết môi trường xung quanh.
– Mắt kiến: Kiến có mặt thuộc hệ đa tròng như ruồi và muỗi mà chúng ta đã tìm hiểu ở những bài trước. Mắt đa tròng có nghĩa là có nhiều mắt trong một con mắt. Trung bình một con kiến có 6 tròng mắt. Tuy nhiên, một số loài con số đấy lên đến 1000 tròng trong 1 con mắt.
– Miệng kiến: Ở phần này, kiến có một đôi càng khoẻ mạnh có tác dụng: Cắt thức ăn, tấn công, vận chuyển thức ăn, vận chuyển trứng, đào đất,…
2.2.2 Phần ngực kiến
Kiến có mấy chân?
Vâng !!! Kiến là loài vật có 3 cặp chân với tổng cộng là 6 chân đối xứng nằm ở phần ngực của kiến. Những đôi chân này có dạng móc và có tác dụng:
– Giúp kiến di chuyển
– Leo trèo và bám dính rất tốt
Đặc biệt: Kiến chúa và kiến đực có thêm một đôi cánh ở ngực giúp cho chúng giao phối. Riêng kiến thợ và kiến lính thì không bao giờ mọc cánh.
2.2.3 Phần bụng kiến
Đây là phần quan trọng nhất của kiến. Nó chứa đựng rất nhiều các bộ phận liên quan đến sự sống và bảo vệ của loài côn trùng bé nhỏ này.
Một số loài kiến phần bụng có kim châm dùng để tự vệ và tấn công kẻ thù. Kèm theo vết kim châm là những loại hoá chất gây bỏng rát rất hiệu quả. Riêng một số loài không có kim châm thì chúng sẽ bắn chất hoá hoạc theo đường bụng dưới vào kẻ thù.
2.3 Tuổi thọ kiến và chu kì sinh trưởng
Kiến là loài côn trùng có chu kì sinh tưởng tương đối giống với muỗi và ruồi. Vòng đời của kiến là loại “Biến thái hoàn toàn” và trải qua 4 giai đoạn phát triển. Trứng -> Ấu trùng -> Nhộng -> Kiến trưởng thành. Khác với những loại côn trùng khác phải tự thân sinh trưởng. Loài kiến có chu kì phát triển được bảo vệ bởi tất cả các thành viên của tổ kiến.
2.3.1 Giai đoạn trứng kiến
Trứng kiến được sinh sản bởi kiến chúa. Được ấp và chăm sóc thời gian đầu bởi kiến chúa.
Giai đoạn này, trứng kiến rất nhỏ và cần vài ngày để nở thành ấu trùng. Tuổi thọ kiến bắt đầu từ lúc kiến chúa đẻ trứng ra.
2.3.2 Giai đoạn ấu trùng
Ấu trùng kiến lúc này có màu trắng và trông như 1 con giun. Trong thời gian này ấu trùng không thể tự mình di chuyển được. Ấu trùng được kiến chúa nuôi bằng nước dãi và đôi khi là bằng những trái trứng khác.
Giai đoạn này mất khoảng vài tuần trước khi ấu trùng kiến chuyển mình thành nhộng. Một số loài kiến tự bọc mình trong một loại kén màu bạc trước khi trở thành nhộng. Và nhộng kiến có thể để xem là một chú kiến non thành hình và trong suốt. Chúng không ăn uống và bất động từ 2 – 3 tuần để trở thành kiến trưởng thành.
2.3.3 Giai đoạn nhộng kiến
Sau khi giai đoạn ấu trùng phát triển hết. Ấu trùng chuyển sang giai đoạn thứ 3 là giai đoạn nhộng. Giai đoạn này kiến sẽ bất động, không ăn uống và cuốn mình vào trong kén để phát triển. Có một số loài ấu trùng tự nhả kén màu trắng bạc để trở thành nhộng.
– Trứng không được thụ tinh sẽ trở thành kiến đực, kiến lính.
– Trứng được thụ tinh sẽ nở thành kiến cái hoặc kiến chúa tơ.
2.3.4 Giai đoạn kiến trưởng thành
– Kiến thợ: Sau khi rời khỏi giai đoạn nhộng. Chúng bắt đầu rời tổ đi kiếm ăn cùng các đàn anh của chúng. Tiếp nhận công việc chăm sóc trứng, ấu trùng, nhộng đàn em. Lúc này thì kiến chúa tiếp tục sinh sản ra những thế hệ tiếp theo.
– Kiến chúa tơ: Được tiếp tục chăm sóc bởi kiến thợ và chờ đến ngày rời tổ đi xây dựng những hệ thống tổ khác. Có một số trường hợp, kiến chúa tìm về tổ cũ và được chấp nhận.
2.3.5 Tuổi thọ kiến
Kiến có rất nhiều loại với rất nhiều mức tuổi thọ kiến khác nhau. Trung bình một con kiến có tuổi thọ từ 10 – 20 năm.
– Kiến chúa: 10 – 20 năm tuỳ loài
– Kiến thợ, lính: 1 – 5 năm tuỳ loài
Riêng kiến đực chỉ sống được từ 2 – 3 tuần hoặc vài tháng tuỳ loài kiến. Và chúng sẽ tử vong sau khi giao phối với kiến cái. Quả là bạc mệnh phải không các bạn.
2.3.6 Cấu trúc tổ – Thức ăn của kiến
2.3.6.1 Cấu trúc tổ kiến
Tổ của loài kiến có thể nằm dưới đất hoặc trên cây tuỳ theo từng loài. Tuy vậy vẫn có những đàn kiến không làm tổ mà tiến hành du mục và làm đạo tặc. Luôn di chuyền và tàn sát tất cả mọi sinh vật trên đường chúng đi.
Nói lại về tổ kiến, tổ có kiến trúc cực kì phức tạp với các đường thông nhau. Với các khoang là các phòng chứa với ứng dụng khác nhau được sắp xếp hợp lý. Giữa tổ là phòng của kiến chúa.
Vật liệu làm tổ của kiến rất đa dạng: Đất, cát, cây, lá,…Vị trí đặt tổ cũng được kiến chúa chọn lựa cực kì kĩ càng.
2.3.6.2 Thức ăn của kiến
Kiến có thể nói là loài côn trùng ăn tạp nhất. Chúng ăn từ các loại thực vật cho đến các loài động vật nhỏ và lớn. Tuy nhiên, kiến dễ dàng bị thu hút bởi các loại đồ ngọt từ mật hoa hoặc rệp. Chúng tiến hành kiếm ăn khắp mọi nơi, đôi khi đi cướp của những tổ kiến khác.
Với số lượng đông, tuổi thọ kiến kéo dài. Như vậy thì bạn cũng ước tính được số lượng thức ăn cần thiết để nuôi những đoàn quân đó.
3. Những ảnh hưởng của loài kiến
Những chú kiến bé nhỏ, dễ tổn thương khi đối diện đơn lẻ. Nhưng với một tập đoàn kiến thì bạn sẽ trở thành một con mồi béo bở của kiến.
Những ảnh hưởng của kiến:
– Ảnh hưởng tuổi thọ các công trình xây dựng ( kiến làm tổ và đục tường bê tông )
– Tàn phá mùa màng, tiêu diệt các loài côn trùng có lợi
– Gây khó chịu cho cuộc sống con người
– Một số loài kiến gây dị ứng và có thể bị tử vong
– V.v…
Những ảnh hưởng của loài kiến tuỳ từng loài và từng vị trí mà chúng cư ngụ. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong video sau đây.
Tuổi thọ kiến kéo dài rất lâu. Chính vì vậy mà loài kiến hiện nay có số lượng còn vượt xa loài người. Và nếu loài kiến nguy hiểm như ruồi hoặc muỗi thì. Đó đúng là một cơn ác mộng.
3.1 Hình ảnh một số loài kiến
4. Phương pháp diệt kiến
4.1 Sử dụng nước chanh
Nước chanh ngoài trừ dùng để làm đẹp, giải khát, bổ sung vitamin C, tăng sức đề kháng,…Nước chanh còn có tác dụng đuổi kiến hiệu quả.
Pha loãng nước chanh hoặc sử dụng nước cốt chanh xịt xung quanh tổ kiến. Chất axit trong chanh sẽ làm kiến hỗn loạn.
4.2 Phấn trắng nghiền mịn
Sử dụng phấn trắng viết bảng nghiền mịn rải xung quanh tổ kiến. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng vôi bột thay thế cho phấn. Cách này hiệu quả và cũng rất dễ làm.
4.3 Hạt tiêu
Đây là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn. Và bạn cũng có thể sử dụng tiêu để đuổi kiến hiệu quả và dễ dàng.
4.4 Sử dụng giấm trắng
Bạn tiến hành pha trộn 2 phần giấm với 1 phần nước. Xịt vào tổ kiến, giấm sẽ khiến kiến không dám ra ngoài. Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch này để xịt vào những nơi như cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông gió. Ngăn chặn kiến xâm nhập vào nhà của bạn.
4.5 Cà phê
Bạn hãy rắc bã cà phê vào những nơi kiến đi qua. Khi kiến ăn, bã cà phê sẽ nở trong dạ dày và tiêu diệt chúng. Ngoài ra, bạn có thể cho cà phê pha loàng còn nóng cho vào tổ kiến để giết trực tiếp chúng.
4.6 Chậu hoa
Nếu kiến lửa tràn vào sân hoặc hiên nhà bạn, dùng một chậu hoa úp trên tổ kiến, đổ nước vào tổ kiến qua những lỗ thoát nước trên chậu hoa, đảm bảo sẽ không còn con kiến nào quấy rầy bạn.
4.7 Phấn em bé
Bạn có thể tận dụng số phấn em bé còn sót lại rồi rắc xung quanh hiên nhà, cửa ra vào, cửa sổ hoặc bất kỳ vị trí nào có kiến xuất hiện.
4.8 Tinh dầu cam
Tinh dầu chiết xuất từ vỏ cam có thể ngăn chặn sự xâm nhập của loài kiến. Bạn hãy phun tinh dầu cam trên đường đi của tổ kiến, vài phút rồi lau sạch. Mùi dầu cam sẽ xóa sạch mùi của loài kiến và khiến chúng không thể theo con đường cũ để vào tổ.
4.9 Cửa lưới chống côn trùng
Bạn cũng có thể sử dụng cửa lưới chống muỗi để ngăn chặn sự xâm nhập của kiến. Giúp cho ngôi nhà của bạn được bảo vệ an toàn và gia đình của bạn được thoải mái nghỉ ngơi.
Nếu có nhu cầu. Bạn có thể liên hệ với Hotline: 0909.131.533 để được tư vấn và báo giá tốt nhất. Việt Thống cung cấp cửa lưới chống muỗi tại TPHCM và các tỉnh lân cận. Giá thành cạnh tranh và chất lượng đạt chuẩn tốt nhất.
4.10 Bột soda ( Soda Baking )
Rắc bột baking soda vào mọi kẽ hở trong nhà để ngăn kiến vào nhà. Ngoài ra, bạn có thể trộn hỗn hợp baking soda và đường với tỷ lệ bằng nhau, thêm một lượng nhỏ nấm men khô. Đường sẽ hấp dẫn kiến, trong khi baking soda là chất độc có thể tiêu diệt loài côn trùng này khi chúng ăn phải.
Xem thêm
Tuổi thọ của muỗi – Vòng đời và 4 giai đoạn phát triển của muỗi
Vòng đời của ruồi. 4 giai đoạn phát triển và sống được bao lâu
Với những thông tin về kiến, tuổi thọ kiến, tổ, môi trường sống hoặc về giai đoạn sinh trường. Việt Thống mong rằng bài viết này đã cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích. Cùng với những cách diệt và đuổi kiến an toàn không sử dụng hoá chất. Việt Thống cũng mong bạn có những giờ phút cực kì vui vẻ bên gia đình mà không bị quấy rầy.