vong duoi cua ruoi

Tuổi thọ ruồi là bao nhiêu ngày? Vòng đời và cách diệt ruồi hiệu quả

Vòng đời của ruổi nhà rất ngắn, chỉ kéo dài 28 ngày và trải qua 4 quá trình phát triển. Nhưng chúng lại cho ra đời đến hơn 900 trứng khi chúng trưởng thành. Bạn có muốn tìm hiểu về vòng đời phát triển của ruồi không? Nếu có, hãy cùng tìm hiểu quá trình sinh trưởng và phát triển của ruồi nhà thế nào nhé.

Ruồi là loài côn trùng gì?

Đầu tiên ta cần biết ruồi là một loài côn trùng cực kì đáng ghét. Ngoài việc đáng ghét thì chúng còn là một loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm chỉ sau loài muỗi.

Bản thân ruồi chứa hàng tỷ vi sinh vật và vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy khi ruồi đậu vào thức ăn hoặc vết thương hở sẽ gây ra nhiễm trùng hoặc để lại nguồn bệnh. Chúng ta cần diệt ruồi để có được một môi trường sống an toàn.

>>> Top 20 loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Thông tin chi tiết và thú vị về loài ruồi

#1 Cấu tạo cơ thể ruồi

Một con ruồi có cấu tạo từ 3 phần: Đầu, ngực, bụng. Chúng bao gồm đầy đủ nhất những bộ phận mà bạn có thể xem trong hình bên dưới.

hinh anh cau tao cua ruoi
Hình ảnh chi tiết về ruồi

Trong cấu tạo của một con ruồi. Chúng có những bộ phận cực kì quan trọng để sinh trưởng và sinh sản. Chúng ta có thể xem thêm về các bộ phận và tác dụng của chúng.

– Râu: Giúp cho quá trình xác định nguồn thức ăn cũng như rác bẩn.

– Mắt: Mắt của ruồi có cấu tạo cực kì tinh vi, chúng có độ bắt sáng cực kì tốt. Giúp ruồi tránh được những loài thiên địch và bị đập bởi con người.

– Cặp cánh: Cánh của ruồi có tốc độ đập cánh cực kì cao. Với cơ thể nhỏ này, chúng bay rất nhanh.

– Chân: Ruồi có thể bám dính cực kì tốt với bộ chân của chúng. Chúng có thể bám cả trên kính, tường, trần,…

Ruồi tên tiếng anh là gì – Có gì thú vị trong tên tiếng anh của ruồi

#2 Tên tiếng anh của ruồi là gì?

RuồiCó tên trong tiếng anh là FLY. Các bạn có thấy chúng quên không nào. FLY trong tiếng anh có nghĩa là “Bay” và đây cũng chính là một danh từ để chỉ loài ruồi. Và khi bạn nói một câu quên thuộc mà bạn nghe trên một bài nhạc nào đó. “ I can Fly ” ngoài nghĩa là tôi có thể bay, thì bạn cũng có thể hiểu theo một nghĩa khác là tôi có thể bay như ruồi.

FLY là danh từ chỉ loài ruồi. Nhưng khi bạn ghép chúng vào những từ khác thì nó lại hoàn toàn không còn chỉ những loài ruồi nữa. Mà lúc này từ ghép dùng để chỉ một loài hoặc vật dụng khác. Đây là điểm cực kì thú vị của tên ruồi trong tiếng anh.

#3 Những điều thú vị trong tên của loài ruồi

Ví dụ về từ ghép với FLY:

– Đầu tiên là FireFly thì bạn nghĩ nó là gì? Ruồi lửa ư, sai rồi. Chúng ta có một con đom đóm.

DragonFly là rồng bay à !!! Không hề, nó là từ chỉ con chuồn chuồn đấy.

– Hay như Butter là bơ thì khi gắn với Fly chúng ta không có ruồi bơ mà có ButterFly – bươm bướm.

HouseFly không phải là ngựa bay nhé. Mà nó là con ruồi nhà mà bạn cục kì ghét đấy.

#4 Một con ruồi có mấy chân?

Chắc chắn là có 95% các bạn không biết được con ruồi có mấy chân. Chúng ta có thể nhìn thấy chúng, tiếp xúc với chúng hằng ngày. Nhưng chúng có mấy chân thì lại là một chuyện khác nhé.

Một con ruồi có tổng cộng 6 chân được chia làm 3 cặp chân đối xứng. Chân của chúng có rất nhiều lông và chứa bên trong đó rất nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm. Có thể nói trên một con ruồi chứa đến nửa tỉ vi sinh vật đang bám trên chúng.

Môi trường sống của ruồi là những nơi cực kì dơ dáy, không hợp vệ sinh và chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Chúng thường sống ở: Bãi rác, xác động vật, thức ăn dư thừa,…Chúng tìm đến và kiếm ăn và vô tình thì nửa tỉ vi sinh vật bám vào chân của chúng và bay cao bay xa.

Quá trình phát triển của loài ruồi

Một con ruồi có 4 giai đoạn phát triển: Trứng -> Ấu trùng -> Nhộng -> Ruồi trưởng thành. Những giai đoạn này có tên tiếng anh là Flies lifecycle.

Thời gian sống của ruồi dài hay ngắn còn tuỳ thuộc vào môi trường sống của chúng. Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình của một con ruồi thường kéo dài 28 ngày. Được tính từ lúc ruồi cái tìm được địa điểm lý tưởng để đẻ trứng. Ruồi thường chọn những nơi có đầy đủ thức ăn cho ấu trùng sau khi rời khỏi trứng. Thường là những nơi: Bãi rác, xác động vật,…

vong duoi cua ruoi
4 giai đoạn phát triển của ruồi

#1 Trứng

Trung bình trong một vòng đời của ruồi cái đẻ đến 900 trứng. Mỗi lứa, ruồi đẻ từ 75 – 150 trứng. Trứng ruồi có màu trắng đục và có kích thước khoảng 1.2mm. Và chỉ trong vòng 1 ngày thì trứng sẻ nở thành ấu trùng.

#2 Ấu trùng ( giòi )

Ấu trùng ruồi còn có tên gọi khác là giòi. Tên tiếng anh của giòi là Maggot. Đây là giai đoạn phát triển thứ 2 của ruồi. Chúng có kích thước từ 3 – 9 mm tuỳ vào chủng loại ruồi.

Khi ấu trùng ruồi rời khỏi trứng, chúng sẽ tiến hành ăn chất hữu cơ xung quanh trứng và phát triển. Chúng cần hấp thu các Protein để phát triển qua giai đoạn thứ 3.

Trước khi trải qua giai đoạn thứ 3 thì ấu trùng ruồi sẽ lột da 2 lần. Mỗi lần lột da kích thước của ấu trùng ruồi sẽ tăng lên đáng kể.

Giòi thường được xem là một loài vật nguy hiểm. Khi chúng ta có những loài giòi sống kí sinh trên cơ thể vật sốngăn thịt. Nhưng còn đấy những loại loài vẫn mang lại lợi ích cho con người. Chúng ta có thể lấy ví dụ một loài giòi tạo nên những miếng pho-mát thơm ngon. Hay như chúng cũng giúp ích cho những nhân viên pháp y điều tra phá án.

Tuỳ vào loài ruồi mà ấu trùng sẽ tiến vào giai đoạn 3 trong từ 2 tuần đến 1 tháng.

#3 Nhộng

Quá trình để tiến vào giai đoạn phát triển thứ 3 của mình. Những ấu trùng ruồi sẽ tiến hành tìm kiếm những nơi khô ráo và mát mẻ. Quan trọng nhất của nơi chúng bước vào giai đoạn 3 chính là không có ánh sáng. Sau đó chúng sẽ tiếng bành bước vào giai đoạn thứ 3 là nhộng ruồi.

Nhộng ruồi có hình trụ tròn và đầu có kích thước từ 1 – 2 mm. Ban đầu chúng có màu vàng nhạt và theo thời gian phát triển chúng sẽ chuyển thành màu xám và đen dần. Khi nhộng chuyển thành màu đen cũng chính là lúc chuẩn bị tiến vào giai đoạn 4 của chúng.

Chúng ta có khoảng thời gian chuyển từ nhộng ruồi sang ruồi trưởng thành là từ 2 – 6 ngày tuỳ vào môi trường. Và nếu thời tiết xấu thì thời gian có thể lên đến 20 ngày.

#4 Ruồi trưởng thành

Quá trình nhộng ruồi kết thúc thì lúc này ruồi thật sự sẽ đục lớp vỏ nhộng và chui ra ngoài. Ruồi trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 5 – 8 mm. Trong đó, ruồi đực cần 16 giờ để trưởng thành trong khi ruồi cái cần đến 24 giờ.

Khi những con ruồi đực tìm thấy ruồi cái, chúng sẽ tiến hành tán tỉnh ruồi cái và bắt đầu quá trình giao phối. Những chú ruồi bé nhỏ của chúng ta cần đến vài phút để hoàn thành quá trình giao phối. Sau khi quá trình giao phối thành công. Ruồi cái tiến hành tìm những bãi rác, xác chết động vật, thức ăn ôi thiu,…để đẻ trứng. Từ đây bắt đầu những vòng đời của ruồi khác.

Tuổi thọ của ruồi – Một con ruồi sống được bao lâu?

tuoi tho cua ruoi
Tuổi thọ vòng đời của ruồi

Trong tiếng anh, người ta gọi tuổi thọ của ruồi là “Fly life span“. Tuỳ theo từng loài ruồi mà chúng ta có tuổi thọ trung bình của ruồi là 28 ngày. So với vòng đời của muỗi thì vòng đời của ruồi thấp hơn. Tuổi thọ của ruồi là 28 ngày là chúng ta tính cả thời gian chúng ở trong trứng và trải qua quá trình phát triển.

Điều này có nghĩa là một chú ruồi có thể tung tăng và truyền nòi giống trong 14 ngày rồi lăn đùng ra chết. Xét trên sự nguy hiểm của ruồi thì tuổi thọ cao hơn là rất nguy hiểm. Nếu sống lâu hơn thì bạn nghĩ chúng sinh sản ra bao nhiêu thế hệ, truyền bao nhiêu vi khuẩn gây bệnh.

Mặc dù tuổi thọ chỉ xấp xỉ 1 tháng, nhưng quân số mà chúng sản xuất trong 1 tháng đó thì thật không thể tưởng tượng. Cho dù bạn có diệt rất nhiều ruồi nhưng bạn chỉ thấy chúng tăng chứ không giảm. Bởi lẽ chúng đẻ rất nhiều lần, sau một cuộc rải trứng chúng sẽ tiến hành tìm và rải lớp trứng mới của chúng.

Số lượng đông, sinh sản với số lượng lớn và cực kì nguy hiểm. Điều quan trọng ở đây không phải ruồi có mấy chân, vòng đời của ruồi thế nào hay tuổi thọ ruồi có lâu hay không. Mà quan trọng là bạn không được chạm vào chân của chúng rồi đưa lên miệng.

Mối nguy hiểm của ruồi – Những con ruồi nguy hiểm ra sao?

Với vòng đời tương đối cao, là nguồn trung gian của rất nhiều bệnh nguy hiểm. Ruồi còn là một cỗ máy sinh sản không thể tưởng tượng được. Thì chúng ta có thể nhìn ra được mối nguy hiểm mà ruồi mang lại.

Môi trường sống của ruồi là những nơi dơ dáy, bãi rác, xác chết động vật, thức ăn ôi thiu,…Chúng mang trên những đôi chân của mình cả nửa tỉ vi sinh vật và lây truyền khắp nơi. Trong suốt vòng đời của ruồi, chúng mang và rải những mầm bệnh của mình bất cứ đâu chúng chạm vào.

Khi con người chạm vào ruồi, sử dụng những vật dụng mà ruồi đậu vào. Những vi sinh vật này sẽ theo đường tiêu hoá xâm nhập vào người và gây bệnh. Những bệnh thường thấy khi bị ruồi lây:

– Tiêu chảy

– Kiết lỵ

– Giun sán

– Tả

– Thương hàn

-V.v…

Ngoài những bệnh xâm nhập bằng đường tiêu hoá. Chúng ta có cả những bệnh khi chỉ tiếp xúc ngoài da như:

– Nấm

– Nhiễm trùng mắt

– Giòi kí sinh

– Nấm

Và trong lịch sử nhân loại thì loài ruồi đã gây nên cái chết của hàng triệu người. Chính vì vậy mà chúng ta nên phòng ngừa những con ruồi này vào nơi sinh sống của mình.

>>> Những chiếc cửa lưới chống côn trùng sẽ là một lớp lá chắn bảo vệ cho bạn và cả gia đình bạn. Các bạn có thể chọn lựa trong rất nhiều loại cửa lưới khác nhau tuỳ vào nhu cầu. Chúng ta có những loại cửa như: Cửa lưới muỗi xếp, cửa lưới muỗi đóng mở, cửa lưới muỗi lùa, cửa lưới muỗi cố định, cửa lưới muỗi tự cuốn.

Hình ảnh một số loài ruồi trên trái đất

Dưới đây là một số loài ruồi hiện đang có trên trái đất. Tuy không đầy đủ nhưng cũng có thể giúp bạn tham khảo được.

ruoi xe xe loài ruoi gay ra can benh ngu co ty le tu vong cao
Ruồi xê xê

 

ruoi xam hay con goi la ruoi nha mang ra nhieu mam benh
Ruồi xám

 

ruoi trau chu yeu an mat hoa va phan hoa vao ban ngay
Ruồi trâu

 

ruoi pho mat la loai ruoi lam nen mon pho mat gioi noi tieng
Ruồi pho mát

 

ruoi phan chuong chuyen song tai nhung khu vuc co phan
Ruồi phân

 

ruoi mat cuong la loai ruoi co mat hinh cuong
Ruồi mắt cuống

 

ruoi gia kien co hinh the ben ngoai trong giong mot con kien
Ruồi giả kiến

 

ruoi duc la chuyen duc la cua cay trong de hut nhua
Ruồi đục lá

 

con nhang la mot chi cua loai ruoi
Con nhặng

>>> Các loại côn trùng thường gặp trong nhà

Một vài cách diệt ruồi hiệu quả

Khi khu vực sống của bạn xuất hiện ruồi khiến bạn khó chịu. Thì bạn có thể sử dụng những cách sau để diệt ruồi hiệu quả.

Vệ sinh khu vực sống sạch sẽ

Việc vệ sinh khu vực sinh sống giúp loại bỏ những điều kiện lý tưởng để ruồi tìm kiếm thức ăn và sinh sản.

Túi ni lông chứa nước

Đây là một mẹo dân gian đã được sử dụng tự rất lâu. Lợi dụng sự khúc xạ ánh sáng đến mắt ruồi khiến chúng không xác định được hướng bay.

Tinh dầu thiên nhiên

Sử dụng những loại tinh dầu thiên nhiên ( sả, bạch đàn, lavender,…). Đây là những loại tinh dầu có mùi mà ruồi cực kì ghét.

Lá bạc hà

Nếu bạn không mua được tinh dầu thiên nhiên thì bạn có thể sử dụng lá bạc hà hoặc lá húng quế. Ruồi cũng rất ghét các mùi của các loại lá này.

Tiêu đen

Mùi nồng từ tiêu đen giống như một cơn ác mộng với ruồi. Chỉ cần đánh hơi được mùi từ tiêu đen thì ruồi sẽ lập tức tránh xa.

Hỗn hợp xà phòng và mật ong

Đây có lẽ là cách diệt ruồi tận gốc mà bạn nên tham khảo và thực hiện. Mật ông trộn với xà phòng là một bẫy cực kì hiệu quả. Khi mật ong thu hút ruồi và diệt ruồi chính là xà phòng.

Hỗn hợp xà phòng và bột ớt

Cách này cũng là một cách diệt ruồi hiệu quả mà bạn nên sử dụng. Hiệu quả và ít tốn kém nhất.

Sử dụng chai nhựa bỏ

Chỉ với một chai nhựa bỏ đi cắt phần đầu và úp ngược xuống. Bên trong chứa hỗn hợp nước đường nâu và men là bạn đã có một chiếc bẫy ruồi đơn giản và hiệu quả. Ngoài ra bạn còn có thể tự làm bẫy ruồi hiệu quả bằng các loại vật dụng khác nhau.

>>> Hướng dẫn những cách diệt ruồi nhanh nhất và hiệu quả nhất

Như vậy là bạn đã biết được vòng đời của ruồi thì ruồi sẽ sống được bao nhiêu ngày. Cũng như biết được chúng sẽ phát triển qua 4 giai đoạn với số lượng trứng đẻ ra hơn 900 trứng. Mong rằng bạn đã có những kiến thức có ích để phòng tránh ruồi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top