diet con trung theo cach thuc tu nhien

Phòng chống bọ xít hút máu với cửa lưới Việt Thống

Phòng chống bọ xít hút máu là một việc làm hết sức cần thiết. Đây là loài côn trùng rất nguy hiểm với 2 căn bệnh phổ biến được gây ra bởi chúng là: Chagas và bệnh ngủ. Loài bọ xít này hiện đang dần sinh sản và lan truyền rất nhanh chóng. Bạn cần có biện pháp phòng tránh loài côn trùng này để bảo vệ bản thân và gia đình.

bo xi hut mau lieu co nguy hiem
Chân dung cua bọ xít hút máu

Triatominae – còn có những tên khác như bọ xít hút máu, bọ Conenose, bọ ám sát – là một phân họ côn trùng trong họ Reduviidae. Ít nhất đa số các loài trong tổng số 130 loài là haematophagous sống bằng máu của các động vật có xương sống; một số ít các loài khác lại sống nhờ các động vật không xương sống (Sandoval et al. 2000, 2004). Những loài này thường sống thành tổ và nương tựa vào các động vật có xương sống để dễ dàng hút máu. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở châu Mỹ, số ít khác ở châu Á, châu Phi và châu Úc.”

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Triatominae

Bọ xít hút máu nguy hiểm thế nào?

Loài côn trùng nhỏ bé này là một loài cực kì nguy hiểm nếu bạn không biết cách phòng chống. Chúng chỉ cấn hút máu người hoặc động vật từ 2-3 lần là đã có thể sinh sống và sinh sản trong một năm. Mỗi lần sinh sản, chúng đẻ từ 100 – 200 trứng với tỷ lệ trứng nở và sống sót rất cao. Chúng ta nên có một sự phòng ngừa cho an toàn cho bản thân và cho cả gia đình mình.

Loài bọ xít này thường đẻ trứng trên thành giường, cạnh cửa sổ, tủ,…Và trứng của chúng có màu trắng ngà với kích thước từ 1mm – 1.5mm.

Bệnh Chagas

bo xit hut mau co kich thuoc nho
Loại côn trùng này là mầm mống bệnh nguy hiểm

Đây là loại bệnh lây từ vật sang người qua vết đốt của bọ xít hút máu. Có 2 thể là cấp tính và mạn tính.

Bệnh nhân khi mắc bệnh này thường bị sốt nhẹ ngay lần đầu do nhiễm kí sinh trùng. Tuy nhiên, sau một thời người bệnh sẽ hết sốt và bình thường trở lại. Lúc này sẽ chuyển qua thời kì mạn tính với kí sinh trùng đã ở trong máu.

Nếu bệnh không được điều trị đúng cách thì người bệnh sẽ có những biến chứng về tim, đường tiêu hoá khiến cho người bệnh tăng nguy cơ tử vong.

Bệnh ngủ

Bệnh nhân có thể có các triệu chứng: nổi săng tại vết bọ xít đốt. Mới đầu là ban sẩn đỏ, sau thành nốt phỏng, xung quanh trắng, rất đau. Bệnh nhân bị sốt nhẹ thất thường, nhưng cũng có khi sốt cao 40 – 410C, sốt thành từng đợt. Bệnh nhân có gan và lách to, nhức đầu, mất ngủ, đau khớp, sút cân, thiếu máu, phù, tim đập nhanh, nổi hạch…

co rat nhieu loai bo xit hut mau
Rất đa dạng về chủng loại

Sau 4 – 8 tháng, bệnh nhân có biểu hiện: gầy yếu, suy kiệt, phù, hay mệt mỏi, nhức đầu… Rối loạn tâm thần như vẻ mặt buồn bã, lãnh đạm, ngủ gật ban ngày (nên gọi là bệnh ngủ). Thời gian đầu là ngủ gà ban ngày, nhất là vào buổi sáng nhưng đêm lại ngủ không yên giấc và hay mê sảng. Sau đó, ngủ gà tăng dần, thậm chí ngủ cả khi đang ăn. Bệnh nhân nhìn thờ ơ, thiếu sức sống và nói ngắc ngứ, không rõ ràng do run lưỡi. Dấu hiệu ngoại tháp như múa vờn, run, rung cơ cục bộ, đi kéo lê chân. Cuối cùng, bệnh nhân hôn mê và tử vong.

Cách phòng chống bọ xít hút máu

diet con trung theo cach thuc tu nhien
Nhện cũng là loại thiên địch của côn trùng

Cho dù đến thời điểm này ở Việt Nam chưa phát hiện ra trường hợp nào bị bệnh do bọ xít này là trung gian lây truyền bệnh; nhưng trước tình hình bọ xít hút máu xuất hiện ở nhiều nơi và có thể đốt người, nên người dân cần có một số biện pháp như sau:

  • Người dân có thể nhận biết loại bọ xít này, khi nhìn thấy nó với các biểu hiện như: Bọ xít hút máu có chiều dài từ khoảng 1-3,5 cm,phần bụng rộng và dẹp, ở rìa thân có sọc màu vàng, thân có màu nâu đặc trưng. Nếu thấy chúng xuất hiện trong nhà, khe tủ, dưới đệm, giường tốt nhất là dùng vải ẩm chụp lên, giữ chặt cho côn trùng chết hẳn rồi bỏ vào thùng rác. Ngoài ra cũng có thể ngăn cản sự sinh sôi, phát triển của loài côn trùng này trong nhà bằng cách vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, thường xuyên vệ sinh các nơi ẩm thấp như khe giường, gầm tủ, gầm giường, dưới đệm.
  • Nếu bị bọ xít hút máu người đốt, người dân nên rửa ngay vết đốt bằng xà phòng, không gãi tại chỗ vết đốt để tránh gây xước, viêm nhiễm và đến ngay cơ sở y tế chuyên về da liễu để được khám, điều trị chống dị ứng và chống viêm nhiễm tại chỗ. Không nên gãi hay đánh chết bọ xít ngay trên tay mình, vì sẽ làm vết đốt trở nên nghiêm trọng hơn. Người dân chú ý dọn dẹp vệ sinh giường, tủ… để loại trừ trứng nở thành ổ bọ xít hút máu phát tán.
  • Để diệt loại bọ xít hút máu, ngoài việc giết chúng bằng phương pháp thủ công, có thể sử dụng các hóa chất dùng trong y tế như: Fendona 10SC, ICON 10 WP (các loại hóa chất diệt côn trùng thuộc nhóm pyrethroid), phun trong nhà và xung quanh nhà. Ngoài ra nên chú ý đến trứng để diệt tận gốc, bằng cách thu lại cho vào túi và đốt chúng.

Biện pháp phòng chống:

–  Để phòng, chống bọ xít hút máu, mỗi gia đình, nên thường dọn dẹp nhà cửa, gầm giường, phòng ngủ, mở cửa cho ánh nắng chiếu vào, nhà cửa luôn thông thoáng, khô ráo.

– Lắp các cửa lưới chắn côn trùng ở cửa sổ, cửa ra vào.

– Sử dùng đèn diệt côn trùng , dẫn dụ và tiêu diệt chúng.

Su dung cua luoi chong muoi de ngan chan bo xit hut mau
Cửa lưới chống muỗi là loại sản phẩm tốt nhất để ngăn bọ xít hút máu

Bạn có nhu cầu về cửa lưới chống côn trùng hoặc cửa lưới chống bọ xít hút máu. Thì hãy liên hệ ngay với Việt Thống để có được những sản phẩm tốt nhất.

– Công ty TNHH cửa lưới Việt Thống Hưng Thịnh

– Địa chỉ : 130C Tô Ngọc Vân, KP.7, P.Thạnh Xuân, Q.12 , TPHCM

– Hotline : 0909.131.533

– Email : [email protected]

– Website : https://cualuoivietthong.com.vn

Xem thêm:

Nếu phát hiện trong nhà có bọ xít hút máu thì nên tìm diệt chúng bằng cách dọn dẹp nhà cửa, gầm giường, dưới đệm phòng ngủ hoặc ban đêm thì tắt đèn và dùng đèn pin soi tìm diệt bọ xít và trứng bọ xít. Ở vùng đã phát hiện có bọ xít đốt hút máu thì nên ngủ màn và giắt màn cẩn thận để bọ xít không thể chui vào đốt người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top